Những tấm không ảnh và hình chụp từ trên cao được chụp từ hơn 50 năm trước sẽ làm cho người xem thấy rõ được quy hoạch gọn gàng, cuộc sống nhộn nhịp của thành phố Sài Gòn ngày xưa, xứng đáng với tên gọi “Hòn Ngọc Viễn Đông” một thời.
Saigon 1965 – Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ Plaza BEQ (135 Trần Hưng Đạo). Bên phải là Metropole Hotel.
Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1969
Saigon thập niên 1960. Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Người chụp đứng trên đầu cầu Mống ở đầu đường Pasteur. Phía trước là ngã tư Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Phía xa là ngã tư Hàm Nghi – Pasteur. (tại góc đó có Tòa đại sứ Đài Loan và Giao Thông Ngân Hàng).
Góc nhìn từ khách sạn Caravelle nhìn xuống công viên trước Hạ Nghị Viện (nay là nhà hát thành phố), với thương xá Eden và bên kia đường là Rex.
Cùng góc nhìn bên trên, nhưng vào ban đêm. Đại lộ Lê Lợi năm 1961, tòa nhà khách sạn Rex.
Đường Tự Do, nhìn từ khách sạn Caravelle
Trung tâm Sài Gòn năm 1968, nhìn về phía Tòa Đô Chánh
Bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn. Góc đường Nguyễn Huệ – Hàm Nghi
Saigon 1970 – Bịnh viên Nguyễn Văn Học (nay là Bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Hospital). Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu là Hôpital de Gia Đinh.
Năm 1945, Hôpital de Gia Định được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 bệnh viện được phá đi và xây dựng mới với mô hình 4 tầng để tiếp nhận điều trị khoảng 450 đến 500 bệnh nhân nội trú và đổi tên thành Trung tâm thực tập y khoa Gia Định.
Từ sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Toàn cảnh thành đô Sài Gòn
Không ảnh chợ Bến Thành
Rạch Bến Nghé
Đường Trần Tuấn Khải – Chợ Lớn 1967
Không ảnh khu vực Nhà thờ Phú Nhuận, góc Võ Tánh – Trương Tấn Bửu (Nay là Hoàng Văn Thụ – Trần Huy Liệu)
Sài Gòn thập niên 1960. Bên trái là Nguyễn Huệ, bên phải là đường Tự Do
Đây là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu. Bên trái là cây xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa và gần nhất là Trạm y tế dự phòng. Từ cây xăng băng qua dường Nguyễn Biểu là trạm điện CEE với 2 cửa sắt màu xanh (hiện nay vẫn còn), cạnh đó hiện nay là Công Ty Cho Thuê Tài Chính Agribank (422 Trần Hưng Đạo)
Bến Bạch Đằng. Góc bên trái ngày nay là đầu đường Võ Văn Kiệt, hầm Thủ Thiêm
Chợ Bến Thành
Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ trên cầu vượt bộ hành về phía sông Sài Gòn.
Đường Nguyễn Huệ năm 1970, vị trí Tòa Hòa Giải, ngày nay là cao ốc Sun Wah
Tháng 5-1968 – Sông Saigon, Bến Bạch Đằng, KS MAJESTIC, rạch Bến Nghé
Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám năm 1965
Trần Hưng Đạo năm 1966, nhìn từ sạn Victoria
Đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi) chạy ra phía ngã 6 Phù Đổng. Hình năm 1966
Saigon năm 1966 nhìn qua tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh. Hai tòa nhà có balcon cong ở ngã tư Lão Tử – Tổng Đốc Phương. Nhà cao bên trái là Khách sạn và rạp Thủ Đô. Hình chụp từ sân thượng của Canberra BEQ (KS THANH TUONG, nay là KS Trường Thành trên đường Châu Văn Liêm).
Saigon 1971 – Moslem Mosque – Đường Thái Lập Thành. Photo by Mike Vogt. Đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du) bắt đầu từ đường Tự Do, kế tiếp là ngã tư Hai Bà Trưng và ngã tư Thi Sách, và kết thúc tại đường Đồn Đất (nay là Thái Văn Lung).
Saigon 1965-66 (9) – Ngã 6 Phù Đổng khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò, nay là đường Nguyễn Thị Nghĩa). Photo by Gene Long.
Saigon 1967, kẹt xe trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi)
Đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm) ở Chợ Lớn. Bùng binh là Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương
Saigon 1969 – Đường Trần Hưng Đạo, Photo by Sonnyb. Chỗ gẫy góc về bên trái là ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Ở giữa ảnh gần phía trên là nhà thờ Cầu Kho (nhìn thấy mặt sau, nhà có tháp trắng)
Góc khác của đường Trần Hưng Đạo
Đường Trần Hưng Đạo, (bên phải), phía trước ảnh là đường Trần Bình Trọng
nhacxua.vn biên soạn